Đá ong – Điều hòa nhiệt độ cho công trình

Cách đây hàng trăm năm, khi vật liệu xây dựng chưa đa dạng thì đá ong là một trong những vật liệu phổ biến nhất, góp mặt trong hầu hết các công trình nhà ở, đình chùa, tường bao làng xóm… Cho tới ngày nay, khi công nghệ khai thác và xây dựng tiến bộ hơn, đá ong trở lại, góp thêm nét đẹp truyền thống vào công trình hiện đại. Với cá tính riêng của mình, đá ong giúp thổi làn gió cổ kính nhưng không kém phần hiện đại cho các kiến trúc Việt ngày nay.

Nhờ có công nghệ hiện đại, đá ong ngày nay vừa là vật liệu xây dựng, vừa là vật liệu trang trí 

Giới thiệu về đá ong

Đá ong là loại đá tự nhiên, thường được tìm thấy ở các vùng đất ẩm ướt hay vùng nhiệt đới. Trải qua quá trình phong hóa mạnh mẽ của đá mẹ nằm sâu trong lòng đất, đá ong có hàm lượng oxit sắt cao nên màu đặc trưng thường là đỏ nâu thô mộc.

Đá ong đỏ.

Ngoài đỏ nâu, một số nơi đá ong cũng có màu vàng, nâu hay nâu đen…

Để có được một viên gạch đá ong hoàn thiện cần trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên, người thợ xẻ đá sẽ khai thác đá từ lòng đất. Với phương pháp cũ thì trong một ngày, một người thợ lành nghề chỉ có thể đưa tối đa hơn 10 viên đá lên mặt đất. Sau đó sẽ là quá trình phơi khô ngoài trời trong ít nhất 3 tháng để mặt đá se lại. Cuối cùng đá sẽ được chuyển về xưởng để đẽo gọt cho vuông cạnh rồi mới đưa vào sử dụng.

Bề mặt xù xì như các lỗ của tổ ong nên từ đó loại đá này được gọi là gạch đá ong.

Đá ong là món quà được thiên nhiên ban tặng. Với bề mặt mang nét thô mộc tự nhiên nên loại vật liệu này rất thích hợp với những ai yêu thích sự cổ điển hay kiến trúc đặc trưng của làng quê Việt.

Đá ong được sử dụng làm tường bao cho biệt thự, nhà ở hiện đại.

Tạo điểm nhấn cho không gian với bức tường bao đá ong.

Giếng nước được tạo bởi đá ong.

Ngoài vai trò là vật liệu xây dựng, đá ong ngày nay còn được biến hóa đa dạng nhờ bàn tay tài hoa của người thợ.

Gạch ốp đá ong được thiết kế theo phong cách cổ điển vừa sang trọng vừa tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc

Tính chất độc đáo chỉ riêng đá ong mới có

Độ bền vượt trội cùng thời gian

Những ai biết tới làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội chắc hẳn đều ấn tượng với những ngôi nhà có tuổi thọ lên tới 200 – 500 năm được xây hoàn toàn từ đá ong. So với các loại đá tự nhiên khác như đá xanh, đá hoa cương… thì đá ong giòn hơn vì kết cấu xốp, bề mặt rỗ. Tuy nhiên có thêm đặc tính dẻo và độ co giãn thấp nên đá ong vẫn chống chọi tốt với mọi loại hình thời tiết.

Với kỹ thuật xây dựng thô sơ cách đây trăm năm mà đá ong vẫn khẳng định được độ bền vượt trội của mình

Không gian sống với đặc tính “đông ấm hạ mát” nhờ loại vật liệu độc đáo này

Với đặc điểm hấp thụ nhiệt kém và tỏa nhiệt nhanh, đá ong được xem là một trong số ít vật liệu có khả năng điều hòa nhiệt độ cho công trình. Cụ thể là khi vào hè, dù nhiệt độ ngoài trời có tăng cao thì lượng nhiệt đá ong hấp thụ cũng không đáng kể nên không gian trong nhà luôn mát mẻ. Và khi đông về, nhiệt độ có hạ thấp thì đá ong cũng giúp gia chủ cản lạnh nhờ đặc tính thú vị của mình.

Nếu muốn có không gian sống “đông ấm hạ mát” thì đá ong chính là vật liệu bạn đang tìm kiếm

Chú ý khi sử dụng, thi công công trình đá ong

Có độ bền cao nhưng nếu thợ thi công không lành nghề hay không hiểu rõ đặc điểm loại vật liệu này vẫn có thể xảy ra sai sót, ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình. Một số cơ sở cung cấp đá ong ở Hà Nội có nhận thầu thi công đá ong.

Ứng dụng đá ong phù hợp trong từng không gian sẽ giúp công trình nổi bật và thu hút

Đá ong cũng dần được sản xuất dưới dạng đá ốp trang trí để tạo điểm nhấn giúp không gian thoáng, đẹp hơn.

Đá ong xám có sẵn tại kho đá sân vườn. Mời bạn đọc liên hệ 0969.686.523 để được báo giá và tư vấn.
Sử dụng vật liệu địa phương không chỉ tạo cho công trình nét đẹp, sức hút riêng mà còn làm sống lại một nét đẹp văn hóa, kiến trúc truyền thống của dân tộc. Là vật liệu có sẵn, đang không ngừng đổi mới về mẫu mã, đá ong hứa hẹn sẽ là một trong những vật liệu được ưa chuộng với những ai yêu kiến trúc mang âm hưởng thôn quê mộc mạc.

Bài viết: Thu Thủy

Leave a Comment